Đợt thi học kì sắp đến là lúc các teen 12 cần phải nhanh chóng xác định rõ mục tiêu của mình. Ngoài kiến thức tốt, kĩ năng thuần thục, bạn cần phải ghi nhớ 8 điều sau đây.
Những quy tắc này sẽ giúp bạn thi học kì tốt hơn và chuẩn bị tâm lí cho kì thi Đại học trong năm tới.
1. Gạt bỏ mọi “tác động”
Người yêu giận, bạn bè rủ đi chơi, một người khác giới đang muốn làm quen bạn, gia đình luôn tạo áp lực bắt bạn phải đậu Đại Học, thầy cô kì vọng… Hãy dẹp bỏ tất cả những điều đó. Bạn thi để chứng tỏ khả năng. Vì vậy hãy tạo động lực cho chính bạn cố gắng, chứ không phải thi vì sức ép của mọi người.
Tinh thần thoải mái giúp các teen 12 gạt bỏ áp lực
2. Thư giãn là điều tốt, nhưng phải suy nghĩ kĩ
Bạn muốn đi thả diều với bạn bè – tốt. Bạn muốn ăn một bữa thật no bên ngoài – hãy suy nghĩ. Bạn dành thời gian đi chơi với gia đình – tốt. Bạn dự định gặp mặt “ai đó” để nói rõ tình cảm của mình – hãy suy nghĩ kĩ. Khi bạn muốn làm một việc gì đó mà chưa biết trước kết quả, hãy cẩn trọng. Nếu vì ăn bên ngoài mà ảnh hưởng đến sức khỏe trước khi thi, hoặc vì chuyện tình cảm mà bạn phân tâm, không học hành tiếp được, thì rất nguy hiểm.
3. Chỉn chu ngoại hình
Điều này nghe có vẻ vô lí. Hẳn bạn sẽ thắc mắc: “Tại sao gần thi lại phải chăm chút vẻ ngoài?”. Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy phấn chấn, yêu đời và tự tin hơn. Suốt vài tháng qua bạn đã rất vất vả cho nhiều bài kiểm tra và ôn bài đến phờ phạc. Nếu bạn xuềnh xoàng với bản thân thì kết quả thi của bạn cũng “xoàng” luôn đấy. Tranh thủ khoảng thời gian này để cố gắng trở nên hăng hái, tươi trẻ nhé.
4. Dọn dẹp bớt tài liệu
Không gian học tập thoáng giúp teen 12 luyện thi hiệu quả
Nếu bàn học của bạn quá bừa bộn, sách vở của các môn lẫn lộn, nhìn vào bạn sẽ càng cảm thấy rối trí và nản. Dọn dẹp bớt những tài liệu không cần thiết, lau dọn lại góc học tập để chuẩn bị lên đường đi thi nhé. Khi cần, bạn cũng có thể tìm kiếm tài liệu ôn luyện dễ dàng.
5. Tranh thủ
“Tranh thủ” ở đây có nghĩa là bạn tận dụng thời gian mọi lúc, mọi nơi. Ngày thi càng gần kề, thời gian càng quý báu. Nếu bạn có thể sử dụng thời gian hữu ích nhất có thể, hãy thực hiện. Chẳng hạn như dán công thức lên…tủ lạnh, để mỗi khi đi ngang qua đều có thể nhẩm lại thuộc làu, hoặc trên đường đi bộ từ tiệm tạp hóa về nhà, bạn lẩm nhẩm lại vài kiến thức căn bản nhất. Điều này sẽ có lợi khi bạn vào phòng thi.
6. Bạn còn bỏ sót điều gì?
Liệt kê ra giấy những việc bạn phải làm: thẻ học sinh, một vài giấy tờ liên quan, dụng cụ học tập… Hãy luôn đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị sẵn mọi thứ cho kì thi sắp tới. Đồng hồ cũng là một vật dụng cần thiết để bạn tính giờ trong quá trình làm bài.
7. Ôn lại các “mẹo” làm bài thi tốt
Cùng một lượng kiến thức như nhau. Nhưng nếu ai có kĩ năng tốt hơn, cách giải hay hơn thì sẽ được lợi thế rất nhiều. Hãy “nhẩm” lại trong đầu các cách giải trắc nghiệm, cách làm bài thi trong những tình huống đặc biệt, cách giải nhanh khi gần hết giờ, kĩ năng viết tự luận…
8. Tâm lí tốt, kết quả sẽ tốt
Ai cũng hiểu rằng, nếu không áp lực chuyện thi cử thì làm bài tốt hơn. Nhưng để làm được điều đó, thật sự rất khó. Vậy nên, bạn càng biết cách kiểm soát tâm lí và tự tin, khả năng đậu của bạn sẽ cao hơn, bạn có lợi thế hơn. Đừng đặt nặng chuyện đậu rớt vì khi vào phòng thi, điều quan trọng nhất là bạn phải làm xong bài một cách trọn vẹn. Nếu chỉ lo suy nghĩ: “Đậu hay rớt?”, “Mình chắc sẽ đậu chứ?”, “Mình rớt rồi thì làm sao?”, thì bạn sẽ dễ rớt hơn đấy.
Chúc bạn giữ được trạng thái tinh thần tốt để hoàn thành bài thi một cách trọn vẹn nha.
29 Dec 2016
Những người hạnh phúc, tích cực sẽ có ít nguy cơ bị đột quỵ, thậm chí là những bệnh thông thường như cảm lạnh. Đặc biệt, người tích cực cũng sống thọ hơn người tiêu cực.
Xem thêm29 Dec 2016
Kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng: Làm gì có ai dám nghĩ bạn tài cán, giỏi giang cái gì, khi mà ngay cả việc nói về bản thân mình, Bạn còn thiếu tự tin, nghẹn lên nghẹn xuống như gà mắc tóc?...
Xem thêm29 Dec 2016
Chỉ 10% SV cho rằng cần kỹ năng mềm và 7% SV cho rằng cần kỹ năng thực hành để được tuyển dụng và làm việc hiệu quả. Còn phần lớn (54%) SV cho rằng doanh nghiệp chỉ cần kiến thức chuyên môn.
Xem thêm29 Dec 2016
Học cách khám phá bản thân: Nhận thức để quản trị cuộc đời. Không phải tất cả mọi việc đều có thể như ý muốn. Vì vậy, hãy tĩnh tâm để suy nghĩ về tính cách của bản thân và xác định những điều mình mong muốn để tập trung tất cả cho các mục tiêu đó.
Xem thêm29 Dec 2016
Cách lựa chọn một khoá học kỹ năng sống có chất lượng tốt: nhiều phụ huynh kì vọng sau khi học kỹ năng, con mình sẽ thay đổi hành vi, cách ứng xử trong các tình huống cụ thể, song ngay tại gia đình, phụ huynh lại chưa sát sao với việc dạy con những kỹ năng đơn giản ...
Xem thêm29 Dec 2016
Khám phá bản thân qua cách lưu số điện thoại. Bạn ghi đầy đủ họ tên mọi người bằng tiếng Việt có dấu. Bạn là một người khá kĩ tính và cầu toàn. Mẫu người như bạn rất đặc biệt nhưng không phải ai cũng phát hiện ra. Bạn thích nghi với môi trường rất tốt...
Xem thêm29 Dec 2016
Hoạt động kỹ năng sống sẽ được đưa vào quản lý nhà nước: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa sẽ chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp
Xem thêm29 Dec 2016
Kỹ năng sống: Chúng ta luôn nghĩ đến những lý do tiêu cực, những khó khăn chầu chực khi muốn làm một điều gì đó, bạn quên rằng bạn có thể làm được mọi điều nếu bạn tập trung vào việc bằng cách nào đạt được điều đó hơn là vào những điều tại sao bạn không làm được nó.
Xem thêm29 Dec 2016
Chương trình dạy kỹ năng sống cần phải có cơ sở khoa học: Hiện nay nhiều trung tâm không xây dựng chương trình giảng dạy trên một cơ sở khoa học. Đơn cử như việc dạy kỹ năng không phù hợp với lứa tuổi, nhầm lẫn giữa các độ tuổi với nhau khiến trẻ khó tiếp thu...
Xem thêm29 Dec 2016
Hãy quyết tâm hành động trong cuộc sống, có khi nào bạn buộc phải đối diện với những tình huống không mong đợi? Bị cản trở bởi những chướng ngại vật vô hình hay những tình huống bất lợi? Điều gì bạn mong muốn nhưng mãi mà vẫn chưa đạt được?
Xem thêm29 Dec 2016
Những kỹ năng quan trọng dành cho sinh viên: Vai trò của các kỹ năng mềm đối với sinh viên là rất quan trọng, nhưng phần lớn sinh viên tại Việt Nam vẫn còn thiếu sự quan tâm tới những nhóm kỹ năng sẽ giúp ích cho cuộc sống và công việc sau này ...
Xem thêm29 Dec 2016
Không chỉ bất cập trong việc quản lý và thẩm định tính hiệu quả, đúng đắn của các chương trình dạy kỹ năng sống mà đến cả việc cấp phép, quản lý của các đơn vị có trách nhiệm với đối tượng hoạt động này cũng đang có vấn đề.
Xem thêm