Giọng nói của bạn là khẩu thần công tạo nên sức mạnh cho việc giao tiếp cũng như thuyết trình. Bạn có thể nói cùng một từ nhưng biểu thị năm ý nghĩa khác nhau chỉ bằng cách thay đổi giọng điệu. Hầu hết các chuyên gia giao tiếp hoặc các diễn giả nổi tiếng đều sử dụng các cách phát âm đa dạng và thường xuyên thay đổi nhịp điệu của lời nói. Để tăng hiệu quả của quá trình giao tiếp hoặc bài thuyết trình, bạn cần rèn luyện những kỹ thuật điều khiển giọng nói sau:
Phát âm rõ ràng
Để phát âm rõ ràng, bạn phải tập đọc mỗi ngày khoảng chục trang sách, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp.
Tập phát âm để sửa các lỗi như L-N, S-X, TR-CH… Do đặc trưng vùng miền, nhiều bạn vẫn bị mắc lỗi này khi nói chuyện. Bạn nên sửa dần dần vì khi bạn nói chuyện với bạn bè thì không sao, nhưng nói chuyện với người thuộc địa phương khác hoặc trong các cuộc giao tiếp trang trọng, đây là lỗi cực kỳ lớn và nhiều khi dẫn đến hiểu lầm.
Nhấn giọng:
Cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra nhiều sắc thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong cuộc nói chuyện và bài thuyết trình của bạn nếu không nhấn giọng. Nghiên cứu cho thấy, những từ ngữ được nhấn mạnh, sự chú ý của khán giả sẽ tăng lên gấp 3 lần so với từ ngữ bình thường.
Tạo ngữ điệu êm ái
Ngữ điệu là sự trầm bổng của các tiếng phối hợp với nhau, phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái. Một trong những cách để có một ngữ điệu êm ái là tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình để tinh ý nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng cất giọng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.
Từ đệm
Từ đệm như “à”, “ừm”, “ờ” là một trong những lỗi phổ biến và khó sửa của hầu hết mọi người khi thuyết trình. Để khắc phục, một số diễn giả thường lặp lại hai hoặc ba từ đầu tiên của câu để trí não họ có thể bắt kịp và hoàn chỉnh ý tưởng sắp trình bày. Một số khác có thể nói “Tốt rồi” ở cuối mỗi câu như thể đang kiểm tra liệu người nghe có hiểu điều họ nói không.
Âm vực
Âm vực là độ cao, thấp của giọng nói. Để thuyết trình hiệu quả, âm vực thấp, tức là giọng trầm là tốt nhất. Giọng trầm được cho là biểu thị cho sức mạnh và thể hiện sự chân thành, đáng tin cậy. Rất nhiều diễn giả đã khổ luyện để có làm trầm giọng của mình. Một số thậm chí còn uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo ra chất giọng vang và trầm ấm.
Âm lượng
Rõ ràng bạn sẽ chẳng thể thuyết phục được ai nếu họ không nghe thấy bạn nói gì. Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến âm lượng giọng nói của bạn. Khách quan là các thiết bị khuyếch đại âm thanh khi thuyết trình. Hãy kiểm tra thật kỹ để đảm bảo chúng hoạt động tốt và mọi vị trí trong khán phòng đều có thể nghe tiếng nói của bạn. Chủ quan là kỹ thuật lấy hơi của bạn. Để giọng nói có âm lượng cao và hơi dài, bạn cần rèn luyện cách hít thở sâu bằng bụng. Các diễn giả nổi tiếng cũng như các ca sĩ là bậc thầy trong cách lấy hơi và ém hơi bằng bụng.
Ngắt giọng
Ngắt giọng là một thủ thuật thường xuyên được sử dụng để thu hút sự chú ý tối đa của khán giả. Khoảng thời gian ngắt giọng sẽ giúp khán giả chuẩn bị và chăm chú lắng nghe điều bạn sắp nói. Còn bạn có thể tận dụng để lấy lại phong thái đĩnh đạc, tự tin. Thủ thuật này đặc biệt hiệu quả khi bạn đã tạo ra được cao trào trong bài thuyết trình của mình. Ngược lại, tuyệt đối không sử dụng ngắt giọng khi không khí khán phòng đang lắng xuống. Khi đó, ngắt giọng sẽ bị hiểu nhầm là kết thúc bài thuyết trình.
Tóm lại, người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến cho người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi.Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó. Và bạn hoàn toàn có thể sở hữu một giọng nói hay nếu dành thời gian cố gắng rèn luyện.
ST by BN
29 Dec 2016
Những người hạnh phúc, tích cực sẽ có ít nguy cơ bị đột quỵ, thậm chí là những bệnh thông thường như cảm lạnh. Đặc biệt, người tích cực cũng sống thọ hơn người tiêu cực.
Xem thêm29 Dec 2016
Kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng: Làm gì có ai dám nghĩ bạn tài cán, giỏi giang cái gì, khi mà ngay cả việc nói về bản thân mình, Bạn còn thiếu tự tin, nghẹn lên nghẹn xuống như gà mắc tóc?...
Xem thêm29 Dec 2016
Chỉ 10% SV cho rằng cần kỹ năng mềm và 7% SV cho rằng cần kỹ năng thực hành để được tuyển dụng và làm việc hiệu quả. Còn phần lớn (54%) SV cho rằng doanh nghiệp chỉ cần kiến thức chuyên môn.
Xem thêm29 Dec 2016
Học cách khám phá bản thân: Nhận thức để quản trị cuộc đời. Không phải tất cả mọi việc đều có thể như ý muốn. Vì vậy, hãy tĩnh tâm để suy nghĩ về tính cách của bản thân và xác định những điều mình mong muốn để tập trung tất cả cho các mục tiêu đó.
Xem thêm29 Dec 2016
Cách lựa chọn một khoá học kỹ năng sống có chất lượng tốt: nhiều phụ huynh kì vọng sau khi học kỹ năng, con mình sẽ thay đổi hành vi, cách ứng xử trong các tình huống cụ thể, song ngay tại gia đình, phụ huynh lại chưa sát sao với việc dạy con những kỹ năng đơn giản ...
Xem thêm29 Dec 2016
Khám phá bản thân qua cách lưu số điện thoại. Bạn ghi đầy đủ họ tên mọi người bằng tiếng Việt có dấu. Bạn là một người khá kĩ tính và cầu toàn. Mẫu người như bạn rất đặc biệt nhưng không phải ai cũng phát hiện ra. Bạn thích nghi với môi trường rất tốt...
Xem thêm29 Dec 2016
Hoạt động kỹ năng sống sẽ được đưa vào quản lý nhà nước: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa sẽ chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp
Xem thêm29 Dec 2016
Kỹ năng sống: Chúng ta luôn nghĩ đến những lý do tiêu cực, những khó khăn chầu chực khi muốn làm một điều gì đó, bạn quên rằng bạn có thể làm được mọi điều nếu bạn tập trung vào việc bằng cách nào đạt được điều đó hơn là vào những điều tại sao bạn không làm được nó.
Xem thêm29 Dec 2016
Chương trình dạy kỹ năng sống cần phải có cơ sở khoa học: Hiện nay nhiều trung tâm không xây dựng chương trình giảng dạy trên một cơ sở khoa học. Đơn cử như việc dạy kỹ năng không phù hợp với lứa tuổi, nhầm lẫn giữa các độ tuổi với nhau khiến trẻ khó tiếp thu...
Xem thêm29 Dec 2016
Hãy quyết tâm hành động trong cuộc sống, có khi nào bạn buộc phải đối diện với những tình huống không mong đợi? Bị cản trở bởi những chướng ngại vật vô hình hay những tình huống bất lợi? Điều gì bạn mong muốn nhưng mãi mà vẫn chưa đạt được?
Xem thêm29 Dec 2016
Những kỹ năng quan trọng dành cho sinh viên: Vai trò của các kỹ năng mềm đối với sinh viên là rất quan trọng, nhưng phần lớn sinh viên tại Việt Nam vẫn còn thiếu sự quan tâm tới những nhóm kỹ năng sẽ giúp ích cho cuộc sống và công việc sau này ...
Xem thêm29 Dec 2016
Không chỉ bất cập trong việc quản lý và thẩm định tính hiệu quả, đúng đắn của các chương trình dạy kỹ năng sống mà đến cả việc cấp phép, quản lý của các đơn vị có trách nhiệm với đối tượng hoạt động này cũng đang có vấn đề.
Xem thêm