Cách giải quyết xung đột nơi công sở

Xung đột tại nơi làm việc là điều “bất khả kháng”, nó sẽ tìm đến bạn cho dù bạn có tạo ra nó hay không. Vì thế, các nhà lãnh đạo giỏi khuyên bạn hãy chấp nhận nó như một phần không thể thiếu trong công việc

Post by admin

16:00 - 29/12/2016

Bình luận

Xung đột tại nơi làm việc là điều “bất khả kháng”, nó sẽ tìm đến bạn cho dù bạn có tạo ra nó hay không. Vì thế, các nhà lãnh đạo giỏi khuyên bạn hãy chấp nhận nó như một phần không thể thiếu trong công việc

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng những yếu tố nào tạo ra xung đột tại nơi làm việc? Sự cạnh tranh, tranh giành quyền lực, cái tôi, niềm tự hào, ganh tị, sự khác biệt, hoặc chỉ đơn giản là một nhân viên nào đó có một ngày tồi tệ… Câu trả lời là tất cả mọi thứ đều có thể tạo ra xung đột, nhưng trong mọi tình huống, gốc rễ của xung đột thường do sự giao tiếp kém hoặc không có khả năng kiểm soát cảm xúc.

Là một người quản lý, khả năng nhận diện bản chất của xung đột và có thể giải quyết nhanh chóng những tình huống đó sẽ giúp bạn hướng mọi việc theo chiều hướng tích cực. Nếu không, bạn sẽ phải chứng kiến những tài năng của mình lần lượt ra đi để tìm kiếm một môi trường làm việc lành mạnh và an toàn hơn. Thách thức được đặt ra là ta sẽ chọn cách nào để đối phó với xung đột. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn giải quyết các tình huống xung đột hiệu quả hơn tại nơi làm việc:

Đừng đưa ra những giả thiết tồi tệ

Nếu đồng nghiệp không đưa tài liệu cho bạn kịp giờ, có thể khiến công việc bị đình trệ, thậm chí là phá hỏng những hợp đồng đã có kế hoạch từ trước. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nhưng khi nói với đồng nghiệp, đừng nên chỉ đưa ra những giả thiết tồi tệ. Điều đó khiến họ bị ức chế bởi cảm giác bị áp đặt và dọa dẫm.

Với công việc, hãy dành thái độ khách quan và trung lập, đừng để những tình cảm riêng tư hay vấn đề cá nhân chi phối. Mọi lúc mọi nơi, bạn nên có cách nói dễ chịu để người kia thoải mái làm việc.

Xác định hành vi nào là chấp nhận được

Đây là một bước đi tích cực trong việc tránh xung đột. Bạn cần có một định nghĩa thế nào là hành vi chấp nhận được, tức là tạo ra một khuôn khổ trong hành vi giao tiếp. Hãy công khai để nhân viên biết những hành vi nào sẽ không được dung thứ.

Đón đầu xung đột

Đừng đợi đến khi xung đột xảy ra rồi mới giải quyết, bí quyết dành cho bạn là hãy ngăn ngừa xung đột nếu có thể. Bằng cách nhận diện những khu vực xung đột tiềm năng và chủ động can thiệp một cách công bằng sẽ ngăn chặn xung đột trước khi nó phát sinh.

Đặt mình vào vị trí của người khác

Chú ý đến phong cách, tác phong làm việc của đồng nghiệp có thể giúp bạn cộng tác với họ hiệu quả hơn. Ngoài việc chú ý đến sở thích, cách chọn trang phục, đầu tóc, giày dép…, bạn nên cố gắng tìm hiểu xem họ có áp lực gì phải đối mặt. Sự tìm hiểu ấy giúp bạn cảm thông và khoan dung hơn với đồng nghiệp, và tránh được xung đột xảy ra.

Công bố thông tin rõ ràng

Sự hiểu nhầm thường là nguồn gốc của những xung đột căng thẳng. Người này nắm được thông tin này, người kia nghe thông tin khác, nhiều điểm không thống nhất khiến họ bất đồng quan điểm rồi dẫn đến xung đột.

Bởi vậy, mọi việc nên được nêu rõ trong một cuộc họp có đầy đủ mọi người. Từ việc phân công trách nhiệm, phần việc, vị trí… nên công khai một cách rõ ràng, tránh nhầm lẫn và hiểu sai vấn đề.

Chấp nhận thiếu sót của mọi người

Nếu cứ chăm chăm vào khuyết điểm của mọi người để mà soi mói, chỉ trích thì xung đột chỉ càng thêm gay gắt. Những người cầu toàn vẫn thường để ý cả những điều nhỏ nhặt, không hoàn hảo ở người khác.

Không ai là không có khuyết điểm, điều quan trọng là đối diện với chúng như thế nào. Tốt nhất là nên tận dụng thế mạnh của người này hỗ trợ cho điểm yếu của người khác để tạo nên hiệu quả tốt nhất, thay vì cứ ngồi phê bình lỗi của nhau.

Không chỉ trích gay gắt

Khi có vấn đề xảy ra, thay vì đổ lỗi quanh co, hãy góp ý với đồng nghiệp trên cơ sở tôn trọng, hòa bình và mang tính xây dựng. Bạn hãy chú ý đến lời nói và cách bạn nói với đồng nghiệp.

Khi phản đối quan điểm, ý kiến của đồng nghiệp, nếu chỉ có chỉ trích và bực bội thì sự góp ý đó sẽ không có tác dụng. Đơn giản, bạn nói rằng “Chúng tôi muốn xem thêm một cách tiếp cận khác vì những lý do sau…” sẽ dễ nghe hơn rất nhiều so với việc chê bai “ý kiến của bạn không hợp lý, không thực hiện được…”. Đó chỉ là một ví dụ, và bạn sẽ thấy, đời sống công sở luôn có nhiều tình huống như thế. Chẳng phải tự nhiên mà người xưa đã nói “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Muốn giữ hòa khí với đồng nghiệp, tránh những xung đột không đáng có, bạn cũng nên “giữ lời”.

Giải quyết xung đột

Khi chẳng may có xung đột xảy ra, bạn hãy cố gắng giải quyết tình hình ổn thỏa một cách nhanh chóng. Mọi việc sẽ càng đi xa nếu bạn không giữ được bình tĩnh.

Bởi thế, tốt nhất là hãy ngồi lại cùng nhau trong một cuộc họp ngắn gọn, để cùng tìm ra hướng giải quyết. Cố gắng bỏ qua mọi chuyện và cùng bắt tay nhau hợp tác trong tương lai.

Đời sống công sở phức tạp và không thể tránh khỏi những xung đột. Vì thế, sẽ rất ngây thơ nếu cứ nghĩ rằng, bạn luôn gặp suôn sẻ trong tất cả các mối quan hệ, không gặp bất cứ trục trặc gì với đồng nghiệp. Công sở luôn tồn tại nhiều kiểu người, kể cả những thành phần khó tính, khiếm nhã, bảo thủ… và trong những tình huống không thể hòa giải, hãy nhờ đến quản lý để được tư vấn, giúp đỡ.

Sự linh hoạt

Nếu xung đột tạo ra lợi ích hoặc sự tích cực, ví dụ như cuộc cạnh tranh giữa các nhân viên để tạo ra sản phẩm tốt hơn, bạn hãy để nó diễn ra, nhưng người quản lí giỏi không bao giờ ngừng theo dõi và quản lí sự xung đột đó, trước khi nó phát triển thành một xung đột tiêu cực hơn. Hãy linh hoạt trong mọi tình huống.

Xem xung đột như là cơ hội

Nếu bạn là một giám đốc điều hành và bạn không tận dụng xung đột để xây dựng đội ngũ và phát triển kỹ năng lãnh đạo, bạn đang bỏ lỡ một cơ hội tuyệt vời. Đôi khi xung đột là cách mà bạn nhận diện một nhà lãnh đạo tương lai, bằng cách xem các nhân viên của bạn đối phó với nó.

Là một nhà lãnh đạo tài năng, bạn nên biết rằng: sự thỏa hiệp, tha thứ, đồng cảm, tìm kiếm điểm chung và lắng nghe tích cực sẽ luôn luôn hỗ trợ bạn trong vấn đề giải quyết xung đột. Hãy biến thách thức từ những cuộc xung đột thành cơ hội để bạn phát triển khả năng lãnh đạo của mình.

ST

Nổi bật

6 cách hữu ích giúp bạn trở thành người tích cực
Quản Trị Cuộc Đời 6 cách hữu ích giúp bạn trở thành người tích cực

29 Dec 2016

Những người hạnh phúc, tích cực sẽ có ít nguy cơ bị đột quỵ, thậm chí là những bệnh thông thường như cảm lạnh. Đặc biệt, người tích cực cũng sống thọ hơn người tiêu cực.

Xem thêm
Kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng
Quản Trị Cuộc Đời Kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng

29 Dec 2016

Kỹ năng thuyết trình và nói trước công chúng: Làm gì có ai dám nghĩ bạn tài cán, giỏi giang cái gì, khi mà ngay cả việc nói về bản thân mình, Bạn còn thiếu tự tin, nghẹn lên nghẹn xuống như gà mắc tóc?...

Xem thêm
Nhiều sinh viên chưa chú trọng tới kỹ năng mềm
Quản Trị Cuộc Đời Nhiều sinh viên chưa chú trọng tới kỹ năng mềm

29 Dec 2016

Chỉ 10% SV cho rằng cần kỹ năng mềm và 7% SV cho rằng cần kỹ năng thực hành để được tuyển dụng và làm việc hiệu quả. Còn phần lớn (54%) SV cho rằng doanh nghiệp chỉ cần kiến thức chuyên môn.

Xem thêm
Khám phá bản thân
Quản Trị Cuộc Đời Khám phá bản thân

29 Dec 2016

Học cách khám phá bản thân: Nhận thức để quản trị cuộc đời. Không phải tất cả mọi việc đều có thể như ý muốn. Vì vậy, hãy tĩnh tâm để suy nghĩ về tính cách của bản thân và xác định những điều mình mong muốn để tập trung tất cả cho các mục tiêu đó.

Xem thêm
Cách lựa chọn một khoá học kỹ năng sống có chất lượng tốt
Quản Trị Cuộc Đời Cách lựa chọn một khoá học kỹ năng sống có chất lượng tốt

29 Dec 2016

Cách lựa chọn một khoá học kỹ năng sống có chất lượng tốt: nhiều phụ huynh kì vọng sau khi học kỹ năng, con mình sẽ thay đổi hành vi, cách ứng xử trong các tình huống cụ thể, song ngay tại gia đình, phụ huynh lại chưa sát sao với việc dạy con những kỹ năng đơn giản ...

Xem thêm
Khám phá bản thân qua cách lưu số điện thoại
Quản Trị Cuộc Đời Khám phá bản thân qua cách lưu số điện thoại

29 Dec 2016

Khám phá bản thân qua cách lưu số điện thoại. Bạn ghi đầy đủ họ tên mọi người bằng tiếng Việt có dấu. Bạn là một người khá kĩ tính và cầu toàn. Mẫu người như bạn rất đặc biệt nhưng không phải ai cũng phát hiện ra. Bạn thích nghi với môi trường rất tốt...

Xem thêm
Hoạt động kỹ năng sống sẽ được đưa vào quản lý nhà nước
Quản Trị Cuộc Đời Hoạt động kỹ năng sống sẽ được đưa vào quản lý nhà nước

29 Dec 2016

Hoạt động kỹ năng sống sẽ được đưa vào quản lý nhà nước: Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa sẽ chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục, của các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành có liên quan, của chính quyền các cấp

Xem thêm
Kỹ năng sống: Bằng cách nào đó, ta có thể...
Quản Trị Cuộc Đời Kỹ năng sống: Bằng cách nào đó, ta có thể...

29 Dec 2016

Kỹ năng sống: Chúng ta luôn nghĩ đến những lý do tiêu cực, những khó khăn chầu chực khi muốn làm một điều gì đó, bạn quên rằng bạn có thể làm được mọi điều nếu bạn tập trung vào việc bằng cách nào đạt được điều đó hơn là vào những điều tại sao bạn không làm được nó.

Xem thêm
Chương trình dạy kỹ năng sống cần phải có cơ sở khoa học
Quản Trị Cuộc Đời Chương trình dạy kỹ năng sống cần phải có cơ sở khoa học

29 Dec 2016

Chương trình dạy kỹ năng sống cần phải có cơ sở khoa học: Hiện nay nhiều trung tâm không xây dựng chương trình giảng dạy trên một cơ sở khoa học. Đơn cử như việc dạy kỹ năng không phù hợp với lứa tuổi, nhầm lẫn giữa các độ tuổi với nhau khiến trẻ khó tiếp thu...

Xem thêm
Kỹ năng mềm cho sinh viên: Nuôi dưỡng sự quyết tâm
Quản Trị Cuộc Đời Kỹ năng mềm cho sinh viên: Nuôi dưỡng sự quyết tâm

29 Dec 2016

Hãy quyết tâm hành động trong cuộc sống, có khi nào bạn buộc phải đối diện với những tình huống không mong đợi? Bị cản trở bởi những chướng ngại vật vô hình hay những tình huống bất lợi? Điều gì bạn mong muốn nhưng mãi mà vẫn chưa đạt được?

Xem thêm
Những nhóm kỹ năng quan trọng dành cho sinh viên
Quản Trị Cuộc Đời Những nhóm kỹ năng quan trọng dành cho sinh viên

29 Dec 2016

Những kỹ năng quan trọng dành cho sinh viên: Vai trò của các kỹ năng mềm đối với sinh viên là rất quan trọng, nhưng phần lớn sinh viên tại Việt Nam vẫn còn thiếu sự quan tâm tới những nhóm kỹ năng sẽ giúp ích cho cuộc sống và công việc sau này ...

Xem thêm
Loạn lớp dạy kỹ năng mềm: Ai bảo vệ người học?
Quản Trị Cuộc Đời Loạn lớp dạy kỹ năng mềm: Ai bảo vệ người học?

29 Dec 2016

Không chỉ bất cập trong việc quản lý và thẩm định tính hiệu quả, đúng đắn của các chương trình dạy kỹ năng sống mà đến cả việc cấp phép, quản lý của các đơn vị có trách nhiệm với đối tượng hoạt động này cũng đang có vấn đề.

Xem thêm